Thư gửi bạn đọc!

Bạn đọc thân mến!

Trở về làm dân là cách hay nhất để chiêm nghiệm cuộc đời. Các bậc sỹ phu thời phong kiến mỗi khi bất mãn với triều đình cũng chọn cho mình cách rút lui, ở ẩn. Nhưng không có nghĩa như thế là thơ ơ với thời cuộc, họ vẫn đóng góp sức mình với xã hội bằng cách dạy học hay viết sách...
Như chúng tôi đã đề cập trước đây, việc lấy danh nghĩa 'nhân dân' để làm điều xằng bậy, cản trở tiến trình phát triển là điều đáng lên án. Để lên án hành vi này không phải là trách nhiệm của những nhà trí thức mà của cả cộng đồng, trong đó có chúng tôi.
Rất mong bạn đọc chia sẻ và cùng chung tay, góp sức!
Thân mến!


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Ngẫm về hai chữ "nhân dân"

Mới qua nhà bác Hoà Bình chơi, thấy bác í rinh một cái bài từ nhà DG về có bình nhiều về hai chữ "nhân dân", được khách nhà bác HB bàn rôm rả. Riêng em, thấy buồn khi nghĩ về bản thân và nhớ lại chuyện sáng nay...chuyện thế này:
Sáng nay, trên đường đi làm, em chạy xe dọc theo con đường Trần Xuân Soạn (Q7, TP. Hồ Chủ tịch), đến gần đoạn chui qua cầu Kinh Tẻ. Phía trước xe em không xa là xe của ba công dân (nhìn vẻ bề ngoài em đoán là nhân dân Việt Nam), gồm 1 công dân nam, một công dân nữ và 1 công dân nhí chừng hơn 1 tuổi (em chẳng thể biết là nam hay nữ). Vừa đi, đứa bé vừa gào khóc (nghe rất khó chịu).
Đang đi, bỗng công dân nam điều khiển xe tấp vào lề đường rồi dừng lại. Công dân nữ nhanh chóng bế đứa bé lên lề đường dỗ cho nó khỏi khóc. Công dân nam sau khi dựng xe xong xấn xổ tới vung tay choảng đứa bé liên tục... rất may vị công dân nữ với bản năng làm mẹ đã vội cuộn người che chắn khiến những cú đánh đầy tức giận của công dân nam đều trật đích, bay vào đầu, hai vai và hai cánh tay công dân nữ... đứa bé càng sợ, càng gào khóc dữ dội...công dân nữ cũng khóc. Công dân nam nghe tiếng khóc càng trở nên hung dữ hơn, định dùng luôn hai chi còn lại để trút giận, kèm theo những câu chửi tục tằn: ĐM mày!...ĐM mày!... 
Chỉ vài phút, khúc đường đã ứ xe đông nghẹt, những phụ nữ đi trên đường cất tiếng la hốt hoảng, vài người đàn ông nhanh chóng dừng xe, tiến đến can thiệp. Người công dân đàn ông nọ vẫn chưa nguôi tức giận, mặc dù không tiếp tục đấm, đá như lúc ban đầu, nhưng không ngừng văng tục để xì van. 
Í ới trong đám đông bu quanh là tiếng hỏi han của một vài phụ nữ với người công dân nữ bất hạnh, đứa bé vẫn khóc, nhưng tiếng khóc đã nhỏ hơn vì có lẽ đã mệt và sợ.
Người công dân nam hung dữ đã bị đám đông tách ra xa, một ai đó đã nhanh chóng gọi điện cho công an đến giải quyết. Dừng xe hóng chuyện, được biết nguồn cội của sự bực tức là do công dân đàn ông kia ghen vợ mình ngoại tình, sự trút giận không thương tiếc chỉ vì anh ta cho rằng đứa bé không phải là sản phẩm do mình nhọc công mà có được.
Có lẽ nếu không có những người đàn ông khoẻ mạnh kia can thiệp, thì thấy cảnh đau lòng đó mình cũng sẽ nhảy vào. Mình mừng là người dân Việt nói chung không đến nỗi hững hờ như người TQ trong vụ đứa bé bị xe cán mà vẫn thờ ơ bước qua. Nhưng mình thấy buồn và lo lắng là gần đây hình như người dân Việt minh đã xuất hiện không ít những người hung hăng, có người trở nên tàn nhẫn, độc ác với đồng loại, có người thì quá vô cảm với cộng đồng... vừa tiếp tục cuộc hành trình mà đầu cứ nghĩ mông lung...
Liên tưởng đến việc đội lên đầu hai chữ "nhân dân", nhưng việc làm của một vài người có học gần đây như bịa ra việc đập phá bàn thờ nhà anh Vươn để dễ bề quyên tiền, rồi ém; moi xương  trên cánh đồng Văn Giang để chụp ảnh, đưa tin gây "hót", tạo scandal... em thấy buồn quá bác Hoà Bình ạ.
Người ta cứ hay nói những chuyện to tát, riêng em, em chỉ nghĩ: Nếu có lòng yêu nước, yêu dân tộc (yêu đồng loại), trước hết phải trung thực với bản thân và XH, phải biết yêu những cái nho nhỏ như gia đình mình, những người quanh mình đã... chứ đâu như luật sư Cù, nhà biểu tình Bùi Hằng, tiến sỹ óc nhôm Nguyễn Xuân Diện... thật chán!

2 nhận xét:

  1. Entry của bạn giống bạn đang tâm sự với mình làm mình cảm động quá.

    Bạn quả là người có tâm.

    Xã hội đa số là những người có tâm, không phải buồn đâu bạn ạ.

    Trả lờiXóa